Tìm Hiểu Về Tỏi – Gia Vị Không Thể Thiếu Trong Ẩm Thực Việt  

Bởi Dung Chef
google-news

Tỏi là một trong những loại gia vị truyền thống ở nước ta được rất nhiều người yêu thích, Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về loại gia vị này, hãy cùng tìm hiểu về tỏi qua bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về bếp bổ ích nhé!

Tìm hiểu về tỏi
Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người (Ảnh: Internet)

Tên khoa học của tỏi là Allium sativum. Tỏi thuộc chi hành, có họ hàng với hành tím, hành tây, hành ta… Loại thực vật này có lịch sử sử dụng trên 7000 năm và nguồn gốc ở Trung Á, thường được xem như một loại gia vị hoặc làm thuốc như những loại có họ hàng với chúng. Tại khu vực Địa Trung Hải, Châu Âu, Châu Á, và Châu Phi, tỏi là cây rau gia vị không thể thiếu, góp phần tạo nên những nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng trên thế giới.

Tỏi có công dụng gì?

Các nhà nghiên cứu khoa học đã khuyến cáo mọi người nên dùng tỏi trong thực đơn hằng ngày vì nó có các công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của tỏi tươi

Tỏi tươi được sử dụng để làm dậy mùi thơm cho món ăn nhưng đối với sức khỏe con người, tỏi tươi đặc biệt tốt. Trong tỏi có tính kháng khuẩn nên dùng để trị bệnh trứng cá rất hiếu quả. Chất allicin của tỏi giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường sức sống cho tế bào nên tỏi được xem như một loại mỹ phẩm thiên nhiên, chăm sóc tóc mỗi ngày.

Nhưng tác dụng quan trọng nhất của tỏi tươi chính là việc bảo vệ sức khỏe con người. Cụ thể, từ xa xưa đã có những bài thuộc dân gian trị cảm cúm, ho và đau họng với tỏi. Chất allicin trong tỏi còn giúp làm thư giãn mạch máu, giảm sức ép lên tim nên ở những vùng ăn nhiều tỏi như Cận Đông, Địa Trung Hải tỉ lệ mắc bệnh tim rất thấp. Đặc biệt hơn, tỏi còn có công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư và kìm hãm sự phát triển của các khối u.

Tỏi giúp giảm cảm cúm nhanh chóng
Tỏi giúp giảm cảm cúm nhanh chóng và hiệu quả (Ảnh: Internet)

Công dụng của tỏi nướng

Tỏi nướng cũng rất thân thuộc trong bữa ăn của mọi người như bạn đã biết tác dụng của tỏi nướng là gì chưa? Tỏi nướng có hương thơm dịu, vị bùi, ăn loại tỏi này mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích thần kỳ cho sức khỏe vì các dưỡng chất của tỏi sẽ xâm nhập vào từng tế bào cơ thể.

Công dụng tuyệt vời nhất của tỏi nướng là giúp cân bằng lượng cholesterol, ngăn ngừa béo phì, huyết áp cao và rối loạn nhịp tim hiệu quả. Những người thường xuyên ăn tỏi nướng sẽ giúp bổ sung thêm canxi cho xương khớp và hỗ trợ điều trị thiếu máu. Trong vòng 24 tiếng khi dùng tỏi nướng, toàn bộ cơ thể bạn sẽ được thanh lọc, kéo dài tuổi thọ của tế bào và tăng cường hệ miễn dịch.

Tỏi nướng
Tỏi nướng (Ảnh: Internet)

Tác dụng của tỏi ngâm giấm

Vì được ngâm giấm là môi trường axit nên tỏi có công dụng gấp 4 lần so với tỏi tươi. Không chỉ giúp giảm cholesterol bám trên thành mạch máu, tỏi ngâm giấm còn giúp ngừa suất huyết não, sơ cứng động sạch, phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Một nghiên cứu khoa học khác đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn tỏi ngâm giấm thì tỷ lệ bị ung thư dạ dày và ung thư xương thấp hơn 60% so với người không ăn tỏi. Ngoài ra, tỏi còn giúp làm chậm qua trình lão hóa da, giúp trẻ lâu.

Tỏi ngâm giấm
Tỏi ngâm giấm (Ảnh: Internet)

Ăn tỏi như thế nào là tốt nhất?

Tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách sẽ dẫn tới những mối nguy hại khó lường. Tốt nhất là bạn nên chọn tỏi tươi để sử dụng và nên đê tỏi ngoài không khí khoảng 15 phút sau khi băm nhuyễn rồi mới dùng để chế biến món ăn. Làm như vậy chất allicin có trong tỏi sẽ phát huy được tối đa công dụng của mình, enzym trong không khí cũng giúp tăng cường những khoáng chất có ích trong tỏi.

Nhiều người thường có thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ bị phản tác dụng. Khí hydrogen sulfide với hàm lượng nhiều sẽ thành chất độc, vì vậy bạn chỉ nên ăn vừa đủ lượng tỏi, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng 1 tép tỏi mỗi ngày. Người bị bệnh gan, thận, các bệnh về mắt, dị ứng và khó tiêu cũng không nên ăn tỏi.

Chỉ nấu tỏi ở nhiệt độ nhỏ, đảo đều 15 phút thì sẽ giữ được công dụng của loại gia vị này. Nếu muốn ngâm tỏi, hãy chọn tỏi già vì tỏi non sẽ không tốt bằng. Khi thấy tỏi lên mầm hoặc để lâu thì không nên sử dụng và tuyệt đối không được ăn tỏi khi đang đói. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến các loại thực phẩm kỵ tỏi như: thịt gà, cá trắm, trứng, thịt chó…

Trứng là một thực phẩm kỵ tỏi
Trứng là một thực phẩm kỵ tỏi (Ảnh: Internet)

Hy vọng qua bài viết tìm hiểu về tỏi ở trên bạn đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích về nguyên liệu này. Hãy lưu lại những kiến thức cần thiết để ứng dụng vào cuộc sống nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.9 (14 bình chọn)

Tác giả: Chef Dung

Được tiếp xúc với Nghề Bếp từ rất sớm, Dũng Chef đã thành công từ vị trí Phụ Bếp. Sau nhiều nỗ lực, quyết tâm theo đuổi nghề, Dũng Chef trở thành một Đầu Bếp tài năng trong lĩnh vực Bếp và đặc biệt là Bếp Hoa.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn