Nước Ép Lựu

Nhiều bạn lười biếng ăn lựu vì bóc tách hạt rất lâu, vì thế nước ép lựu sẽ là “cứu tinh” giải quyết vấn đề này. Đồng thời bạn sẽ có một cốc nước trái cây giải nhiệt cực đã trong ngày hè. Vị thơm ngọt kết hợp với vị bùi bùi từ hạt lựu sẽ tạo nên hương vị nước ép lựu ngon miễn bàn.

Nước ép lựu
Nước ép lựu ngon miễn chê

Nguyên liệu làm nước ép lựu

  • 1 quả lựu đỏ
  • 20ml nước đường
  • 10ml siro chanh
  • Đá viên
  • Dụng cụ: máy ép chậm, shaker, muỗng khuấy, ly đựng…

Cách làm nước ép lựu

Cách tách hạt lựu nhanh

Bạn bổ quả lựu đỏ làm bồn phần, sau đó dùng tay bóc nhẹ nhàng từng hạt lựu. Bạn lựa những quả lựu đỏ chắc tay, da mịn, vỏ lựu không bị khô ráp.

Sử dụng máy ép chậm làm nước ép lựu

Ưu điểm của máy ép chậm là có thể ép được những trái cây nhỏ, có hạt như lựu, táo, nho, cóc…

Pha chế nước đường vào nước ép
Pha chế nước đường vào nước ép tạo vị ngọt hậu

Tiếp theo, bạn cho lần lượt hạt lựu đã được tách vào máy ép trái cây.

Sau đó cho vào shaker 80ml nước ép lựu, 20ml nước đường, 10ml siro chanh và đá viên. Lắc đều hỗn hợp. Sau đó rót ra ly và thưởng thức. Ngoài ra, bạn có thể cho khoảng 5ml nước ngâm hoa atiso để tạo màu hồng đẹp mắt cho nước ép lựu nữa nhé!

Công dụng của nước ép lựu

Lựu được sử dụng làm mĩ phẩm chăm sóc da, mặt nạ… vì thế uống nước ép bạn sẽ giúp cho da hồng hào, cải thiện độ sạm da và chống viêm. Những bạn đang bị mụn trứng cá thì nước ép sẽ làm giảm sưng các đốm mụn.

Bảo quản nước ép trong chai
Bảo quản nước ép trong chai lọ thủy tinh

Uống nước ép lựu sẽ giảm tình trạng mái tóc bị xơ rối, rụng và phục hồi hư tổn ở các nang tóc. Tóc bị tổn thương một phần là do chất tạo màu, chất làm tóc. Thế nhưng cơ thể thiếu vitamin, khoáng chất dẫn đến tóc sơ yếu, dễ gãy rụng.

Ngoài tác dụng làm đẹp thì lựu còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bệnh Alzheimer, bổ sung máu… Đối với trẻ em và mẹ bầu, nước ép lựu giúp bé phát triển xương, hỗ trợ tiêu hóa tốt, kích thích mọc răng.

Cách lựa lựu ngon

  • Kích thước: lựa những quả có kích thước vừa phải, khoảng hơn nắm tay người lớn.
  • Màu sắc vỏ: vỏ trơn nhẵn, láng mịn, căng nước, vỏ có màu đỏ hồng nhẹ.
  • Mua lựu vào các tháng 09, tháng 01, tháng 02… sẽ ngon hơn,

Ngoài ra, bạn có thể mua lựu thái đỏ, quả to, hạt mọng nước sẽ làm nước ép tiết kiệm nguyên liệu.

Bạn nên sử dụng máy ép chậm để pha chế vì công suất cũng như lưỡi dao của máy ép chậm bén và hiệu quả hơn. Có thể chiết xuất hoàn toàn dưỡng chất, nước mọng bên trong trái cây và rau củ. Đặc biệt là những trái cây có độ cứng. Theo một số khảo sát, sử dụng máy ép chậm làm nước ép để bán sẽ bảo quản được lâu hơn so với máy ép gia đình. Bên cạnh đó, máy ép chậm rất tiện và dễ vệ sinh. Bạn có thể ép liên tiếp 2 đến 3 loại trái cây và vệ sinh máy 1 lần.

Hội Đầu Bếp Á Âu sẽ mang đến nhiều công thức pha chế, mẹo và bí quyết hay ho để các bạn có thể tự tay làm đồ uống tại nhà, hoặc biết thêm kiến thức để kinh doanh nhé. Giờ thì ngại ngần gì mà không làm ngay nước ép lựu uống ngay cơ chứ! Sau khi hoàn thành món nước ép trên bạn có thể tham khảo thêm công thức pha chế nước ép khác ngay đây : nước ép lê, nước ép cam chanh dây, nước ép táo thảo mộc, …

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 3.82 (11 bình chọn)

Tác giả: Phạm Hồ Ngọc Phụng

Phạm Hồ Ngọc Phùng - Một Giảng Viên pha chế tài ba, máu lửa và có nghề với nhiều cách pha chế thức uống sáng tạo. Luôn xem việc rèn luyện ở những giải thưởng Quốc tế là cách để phát triển và mang hình ảnh bartender Việt Nam đến với bạn bè năm châu là việc quan trọng của cuộc đời.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn