Cách Làm Bánh Donut Chiên Siêu Ngon & Hấp Dẫn

Bánh Donut là món ăn được nhiều người yêu thích ở khắp nơi trên thế giới. Đó là những chiếc bánh đầy màu sắc thú vị với hình tròn dễ thương và nhiều hương vị khác nhau. Donut được ăn như món ngọt nhưng sau đó sự sáng tạo của những người làm bánh đã biến tấu nó với nhiều sản phẩm khác nhau, kể cả là món mặn.

Có thể bạn chưa biết nhưng bánh rán Mỹ, hay còn gọi là Donut có cả một câu chuyện đầy thú vị đối với những người yêu thích ẩm thực.

Hình ảnh bánh Donut

Bây giờ, Hội đầu bếp Á Âu sẽ chia sẻ cho bạn công thức học cách làm bánh Donut chiên chuẩn nhất nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Bột mì đa dụng: 400 gram
  • Men nở instant: 6 gram
  • Bơ lạt: 65 gram, đun chảy để nguội
  •  Đường kính: 45 gram
  • Muối: 2 gram
  • Sữa tươi không đường: 180 ml
  • Trứng gà: 1 quả
  • Sữa bột: 20 gram

Cách làm bánh Donut chiên thơm ngon khó cưỡng

Bước 1: Đổ 1 nửa sữa tươi vào nồi, đun ầm khoảng 35-40 độ C.  Cho 1 chút đường (khoảng 1/2 thìa) vào khuấy tan và tiếp theo đó là cho men nở vào chung, dùng đũa khuấy đều. Sau 5-10 phút sẽ thấy men nở trong sữa tạo mảng. Bước này rất quan trọng và khơi khó làm vì men nở rất nhạy cảm và có thể dễ bị hư nếu không thực hiện đúng.

Trộn bột làm bánh donut

Bước 2: Dùng rây lược mịn bột, muối, đường & sữa bột vào tô lớn. Su khi trộn đều thì cho bơ, sữa tươi còn lại, cùng trứng, phần sữa có men vào chung. Tiếp tục trộn cho đến khi hỗn hợp bột kết dính thành một khối thì dùng khăn ẩm đậy kín mặt tô khoảng 10 phút để khi lấy bột ra nhào thì hạn chế được hiện tượng dính bột. Nhưng nếu bạn trộn bột bằng máy thì có thể bỏ qua bước để bột nghỉ này.

Bước 3: Lấy bột ra khỏi tô, đật trên thớt hoặc mặt phẳng, phụ một lớp một khô mỏng lên tay và lên khối bột, sau đó nhào bột thật kỹ. Nhào bột cho đến khi bột có độ dẻo, đàn hồi tốt bằng các thử lấy ngón tay ấn nhẹ vào bột và bột phồng trở lại.

Bột làm bánh donut

Bước 4: Phết một lớp dầu ăn mỏng vào tô sạch, cho bột vào trong và nhớ lật các mặt để bột được phủ lớp áo dầu mỏng đều hết, sau đó dùng nylon thực phẩm bọc kín và để bột trong môi trường nhiệt độ ấm khoảng 30-37 độ C trong thời gian vài tiếng đồng hồ hoặc bạn có thể canh bột cho đến khi bột nở gấp 2-3 lần so với kích thước ban đầu. Bạn có thể dùng lò nướng và chỉnh nhiệt độ thích hợp để ủ bột cho bột nở.

Bước 5: Sau khi ủ bột thì dùng mu bàn tay ép nhẹ bột cho xẹp bọt khí bên trong. Lấy bột ra nhồi lại khoảng 1-2 phút.

Giờ hãy phủ một ít bột mì khô lên trên mặt bàn và cán bột, tiếp đến cán khối bột thành các miếng dày khoảng 0.7 – 1 cm. Tiếp tục để bột nghỉ bằng cách đậy nylon thực phẩm hoặc khăn ẩm lên mặt bột khoảng 5 – 7 phút.

nặn bánh donut bằng tay

Chia bột thành nhiều phần và cắt bột thành hình tròn. Bạn có thể dùng bất kì dụng cụ hình tròn như cốc, chén…

Bước 6: Tiếp tục ủ bột lần 2 bằng cách lấy nylon thực phẩm bọc kín cả khay bột rồi ủ ở nhiệt độ phòng, nếu trời nóng. Bạn có thể bật lò khoảng 50 độ C trong khoảng 5 phút, tắt lò nướng và cho khay bột vào cùng 1 cốc nước nóng, cho đến khi bột bánh nở thêm khoảng 80%.

Sau đó lấy bột ra và nắn hình tròn, đồng thời có thể cắt lõm ở giữa để tạo thành hình vòng cho bánh.

chiên bánh donut

Bước 7: Đặt một chiếc nồi hoặc chảo nhỏ lên bếp và cho nhiều dầu (ngập bánh), đun sôi dầu và thả từng miếng bột tròn vào chiên vàng đều thì gắp bánh ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

Bạn có thể thêm các hạt ngũ cốc hay các loại sốt chocolate, hạt cốm… rưới lên mặt bánh và thưởng thức. Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Những câu chuyện bên lề về bánh Donut (Doughnut)

Không ít những nhà khảo cổ đã tìm thấy được nhiều hoá thạch trông giống như những chiếc bánh Donut tại các nơi dịnh cư của người tiền sử nước Mỹ bản địa.

Khoảng năm 1847, bà Elizabeth Gregory lúc đó sống tại New England, thường xuyên vào bếp và làm cho con trai mình những chiếc làm từ bột mì, cùng với vài gia vị để làm lương thực cho những ngày đi biển. Bà cho rằng với công thức làm bánh như vậy thì có thể để dành bánh trong dài ngày mà không bị hỏng. Giữa những chiếc bánh bà không nấu kĩ mà chỉ rắc hạt dẻ hay ngũ cốc khác và bà gọi chiếc bánh của mình là “dough-nut”. Với bà Elizabeth thì tên gọi “dough-nut” được gọi từ đặc điểm của chiếc bánh, kết hợp từ “dough” nghĩa là phần bột mì được nhào và chế biến, còn “nut” chỉ chung những loại hạt sử dụng trong bánh. Trong một lần đi biển, con trai bà Elizabeth – thuyền trưởng Hanson Gregory đã dùng thanh gỗ xuyên qua bánh để có thể giữ chiếc bánh mẹ làm lại sau khi ông cố lái chiếc thuyền giúp cả đoàn vượt qua cơn bão khủng khiếp. Và từ đó trở đi, ông yêu cầu tất cả đầu bếp trên tàu mỗi lần làm một chiếc bánh doughnut phải có lỗ tròn ở giữa.

Sau thời gian, người ta gọi tắt là Donut để gọi chiếc bánh rán vòng tròn này. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi vẫn gọi chiếc bánh rán hình tròn này là Doughnut. Mãi đến năm năm 1920, Adolph Levitt (người Nga) bắt đầu sáng chế ra chiếc máy làm bánh rán vòng đầu tiên tại thành phố New York và chính nhờ chiếc máy làm bánh này mà bánh Donut được nhiều người biết đến.

Với báo cáo chuyên ngành ẩm thực cho biết, có hơn 10 ngàn chiếc bánh Donut được sản xuất tại Mỹ mỗi năm. Con số này cho thấy sức hút của bánh Donut vẫn cón rất mạnh mẽ theo ngần ấy thời gian.

Tham khảo : Khóa học làm bánh Âu tại Hội Đầu Bếp Á Âu

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.34 (19 bình chọn)

Tác giả: Huỳnh Vĩnh Đông

Huỳnh Vĩnh Đông - Với hơn 5 năm kinh nghiệm về nghề làm bánh chuyên về các loại bánh Á Âu. Trước khi công tác tại Hồi Đầu Bếp Á Âu đã từng giữ vị trí bếp trưởng bếp bánh tại các Nhà Hàng Khách Sạn lớn tại TPHCM.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn