Hướng Dẫn Sơ Chế Mực, Bạch Tuộc Và Một Số Lưu Ý Khi Ăn?

Bởi Dung Chef
google-news

Mực và bạch tuộc đều là những hải sản ngon, nướng, xào, chiên xù hay nấu lẩu đều tuyệt vời. Tuy nhiên nhìn mực hay bạch tuộc tươi sống vừa mua về, bạn có cảm thấy… hoang mang vì chưa biết bắt đầu từ đâu và sẽ xử lý chúng như thế nào? Hãy cùng học theo Hội Đầu Bếp Á Âu bạn nhé!

Những món ăn từ mực và bạch tuộc

Bạch tuộc hay mực đều là những món ăn ngon được nhiều người yêu thích

Cách sơ chế mực

Điều kiện tiên quyết khi mua mực là phải chọn được mực tươi. Khi đó, việc sơ chế sẽ thuận lợi hơn và tất nhiên món ăn cũng hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh.

Tách phần râu, ruột ra khỏi thân

Để sơ chế sạch mực ống, bạn xả mực dưới vòi nước sạch trước. Sau đó, bạn túm chặt phần râu mực rồi kéo ra khỏi thân của con mực. Khi bạn kéo dứt khoát thì phần ruột, túi mực cũng sẽ bị kéo luôn ra ngoài. Phải cẩn thận ở bước này vì nếu sơ sảy làm cho túi mực bị vỡ thì mực sẽ bị đen và ăn bị đắng.

Trong trường hợp túi mực bị vỡ, bạn cẩn thận xối nước nhanh cho mực trôi đi và thực hiện tiếp những bước bên dưới.

rút râu và ruột mực ống

Rút râu và ruột ra khỏi thân

Làm sạch bên trong ống mực

Sau khi lôi được ruột, túi mực, râu ra khỏi thân, bạn tiếp tục bóc hết phần xương sống mực ra. Xương sống mực là những mẩu xương to bản, màu trắng trong, có thể nhìn thấy được rất dễ dàng.

Tiếp tục dùng dao rạch một đường dọc trên mặt thân mực ra rồi trải mực ra. Cạo hết phần nội tạng còn sót lại ra và rửa sạch.

Bóc da mực

Bạn tiếp tục dùng dao khứa một đường trên lưng thân mực để tạo ra một lớp gờ, sau đó kéo mạnh phần da ra và bỏ đi. Cuối cùng, chúng ta chỉ việc bóp muối nhiều lần và rửa cho sạch mùi tanh nữa thôi.

sơ chế mực

Lột da mực

Cách xử lý bạch tuộc tươi

Bạch tuộc thường sẽ nặng và có nhiều xúc tu, phức tạp hơn so với mực. Tuy nhiên cách sơ chế, rửa qua thì cũng không khó hơn mực.

Khi cầm một con bạch tuộc trên tay, cần xác định được phần đầu với các xúc tu của chúng. Dùng dao cắt rời đầu ra (nếu nhỏ quá thì bạn chỉ cần khứa nhẹ).

tách đầu và xúc tu bạch tuộc để làm sạch

Tách riêng phần đầu và các xúc tu ra để làm sạch

Sau đó, lận ngược đầu bạch tuộc ra để bỏ hết những thứ bên trong ra. Đem đi rửa sạch.

Cầm cả thân bạch tuộc lên. Đoạn đầu, phần giao giữa đầu với thân sẽ có một vật cứng, bạn lận thân mực và lấy vật cứng này ra. Đó chính là răng của chúng.

cắt bỏ răng bạch tuộc

Đổ muối trực tiếp lên đầu và thân bạch tuộc, bóp thật nhiều lần cho đến khi nào hết nhớt thì thôi. Lúc đó, bạn mới cắt từng xúc tu ra (nếu bạch tuộc lớn) và đem đi rửa lại nhiều lần với nước sạch.

Những lưu ý đặc biệt phải nhớ khi ăn mực

Nói về độ ngon, mực rất ngon. Nhưng vì ngon quá mà “lỡ quên” tìm hiểu kỹ thì thật là không nên. Bạn có từng ăn mực và uống bia, cảm thấy vô cùng thoải mái? Thực ra đó chính là một trong những lưu ý không nên khi ăn mực đang bị rất nhiều người bỏ qua hoặc chưa biết đến.

Không nên ăn mực khi:

Bạn là người có bệnh về tim mạch: vì lượng cholesterol trong mực khá cao và những người mắc bệnh về tim mạch thì không nên ăn thực phẩm như thế.

Bạn là người có bệnh về dạ dày: mực có tính hàn và người mắc bệnh dạ dày cũng thường có thể trạng lạnh. Vì thế, ăn mực nhiều dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh nhiều hơn, không tốt cho bệnh tình.

Không ăn mực và uống bia: đây hoàn toàn là sự thật. Bởi lẽ sự kết hợp này sẽ dễ khiến chúng ta bị gout, sỏi, dị ứng hoặc ngứa.

Không nên ăn bạch tuộc sống, tái

Bạch tuộc sống là món ăn cực kỳ nổi tiếng ở đất nước kim chi Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu không quen, bạn có thể sẽ bị xúc tu quấn vào cuống họng gây ra khó thở. Ngoài ra, việc chế biến bạch tuộc chưa chín hẳn cũng gây ảnh hưởng ko tốt đến hệ tiêu hóa của bạn.

Ngoài ra, khi đi lựa chọn mực, bạn cần phải chú ý loại bỏ ngay những con mực có phần than dính màu xanh, có đốm. Đấy là những con mực cực kỳ độc. Độc tính của nó có tương tự như là cá nóc fugu của Nhật Bản, cực kỳ độc, nếu dính phải có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mực, bạch tuộc và hải sản nói chung đều là những thực phẩm khó xử lý trước khi đưa vào chế biến vì chúng có độ nhớt và mùi tanh. Vì thế cần phải rửa cực kỳ kỹ lưỡng. Chúc bạn sẽ có những bữa ăn ngon miệng nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.67 (23 bình chọn)

Tác giả: Chef Dung

Được tiếp xúc với Nghề Bếp từ rất sớm, Dũng Chef đã thành công từ vị trí Phụ Bếp. Sau nhiều nỗ lực, quyết tâm theo đuổi nghề, Dũng Chef trở thành một Đầu Bếp tài năng trong lĩnh vực Bếp và đặc biệt là Bếp Hoa.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn