Tìm Hiểu Về Món Sushi – Nét Độc Đáo Của Ẩm Thực Nhật Bản

Bởi Dung Chef
google-news

Nhắc tới ẩm thực Nhật Bản, hầu hết người dân trên thế đều biết đến Sushi. Đây chính là món ăn truyền thống lâu đời nổi tiếng, một trong những biểu tượng độc đáo của văn hóa ẩm thực đất nước mặt trời mọc.

Ẩm thực truyền thống Nhật Bản thu hút thực khách thế giới và làm xiêu lòng những người sành ăn không chỉ bởi sự thơm ngon, bổ dưỡng mà còn “ghi điểm” bằng cách bày trí vô cùng thanh tao, tinh tế. Trong đó, Sushi nổi bật hơn cả với hương vị rất cân bằng, không lạm dụng quá nhiều gia vị mà vẫn giữ trọn vẹn sự tươi ngon đậm đà, tinh khiết tự nhiên của nguyên liệu chế biến.

Nguồn gốc, thành phần và phương pháp chế biến Sushi

Dựa trên cách thức muối cá của người Trung Hoa cổ, cư dân Nhật Bản với nguồn nguyên liệu tươi sống dồi dào sẵn có này đã học cách ướp cá muối bọc trong cơm để lên men tự nhiên từ 2 tháng – 1 năm. Sau khi ướp xong thì chỉ dùng phần cá muối và loại bỏ phần cơm. Vào khoảng đầu thế kỉ thứ 19, khi thức ăn nhanh chiếm lĩnh thị trường ẩm thực thế giới, đặc biệt là trong cuộc sống hối hả bận rộn của người Nhật, người ta đã sáng tạo ra cách chế biến Sushi với những nắm cơm nhỏ kết hợp cùng nguyên liệu hải sản sống hoặc cuộn cơm trộn với rau củ, hải sản bằng rong biển rồi cắt thành từng khoanh nhỏ đựng vào hộp rất tiện lợi. Cách sử dụng cá sống kết hợp với các gia vị này đã giúp người Nhật giữ lại được hương vị nguyên chất của cá và thưởng thức trực tiếp để cảm nhận trọn vẹn sự tươi ngon của loại hải sản giàu protein này.

Công thức chế biến Shusi

Có rất nhiều công thức chế biến Sushi khác nhau

Sushi có rất nhiều thành phần và công thức chế biến khác nhau. Tuy nhiên, nguyên liệu chính không thể thiếu được là cơm trộn giấm, kết hợp với các nguyên liệu hải sản gọi là Tane, bao gồm: cá ngừ, cá hồng, cá bơn, cá mũi kiếm, cá mú, cá trình, cá cóc, cá thu, tôm, mực, bạch tuộc, các loại ốc biển, cua biển, trứng cá hồi… Ngoài ra còn có các thành phần khác như các loại rau, củ quả, đậu phụ và các gia vị kèm theo: nước tương, wasabi (mù tạt). Cơm trộn giấm còn gọi là Sumeshi hay Sushimeshi, loại cơm này không nấu chín hoàn toàn. Còn giấm chuyên dùng để trộn cơm là Sushisu có pha một chút muối, đường và rượu ngọt mirin.

Để làm được món sushi truyền thống Nhật Bản chuẩn vị không phải là điều dễ dàng mà đòi khỏi rất nhiều khâu chế biến. Nước dùng để nấu cơm phải là nước tinh khiết cho ra những hạt cơm dẻo, thơm mùi gạo, không bị nát, độ mềm vừa phải và có sự kết dính. Hải sản phải tươi mới đảm bảo được độ ngậy và hương vị nguyên chất, không pha tạp. Người dân Nhật Bản thường chọn các loại hải sản được đánh bắt tại các vùng duyên hải vì cá ở đây vô cùng ngon và giàu dinh dưỡng. Khi chế biến, để món Sushi giữ được độ tinh khiết và tươi ngon, các đầu bếp thường sử dụng dụng cụ làm bằng gỗ thay vì kim loại để chất chua trong gạo khi trộn cơm và giấm sẽ không tạo nên phản phản ứng hóa học, làm biến đổi mùi vị món ăn. Đồng thời, họ còn sáng tạo trong cách trang trí, tỉa hoa quả, nắm cơm theo hình thù nghệ thuật, kết hợp màu làm từ nguyên liệu tự nhiên để món ăn thêm màu sắc bắt mắt. Chính điều này đã tạo nên nghệ thuật bày trí món ăn độc đáo của Nhật Bản mà khó có nền ẩm thực nào có thể sánh bằng.

Các loại Sushi cơ bản

Nare sushi

Nare sushi

Nare sushi, món Sushi lâu đời của Nhật Bản

Nare sushi còn có tên gọi là Funa sushi. Đây là một trong những món Sushi có lịch sử lâu đời nhất của Nhật Bản. Nare sushi được chế biến theo phương pháp “bảo quản”, chỉ dùng cách ủ cá truyền thống là dùng muối và gạo. Ban đầu, Nare sushi được sử dụng như một nguyên liệu ăn kèm với món cá ủ mà không có cơm, nhưng sau này được ăn kèm với cơm và cách tân thành món Sushi mới gọi là Funa sushi.

Oshi sushi

Oshi sushi

Oshi sushi là loại Sushi của quý tộc Nhật Bản những năm 90

Loại Sushi này là một đặc sản của vùng Kansai và được chế biến bằng cách nén chặt hải sản đã ướp gia vị cùng cơm trộn giấm trong một khuôn gỗ, thường là 2 lớp cơm 1 lớp nhân sau đó cắt thành từng khoanh nhỏ. Nguyên liệu của Oshi sushi chủ yếu là cơm và cá sống, gạo phải là loại hạt gạo tròn, thơm, mềm, dẻo; còn cá phải tươi nhưng không được để qua ngày và có mùi tanh Oshi sushi là món ăn dành cho quý tộc của Nhật Bản vào những năm 90. Lúc này, Oshi sushi được xem là món ăn cao cấp, một loại Sushi sang trọng và chỉ dành cho giới thượng lưu.

Nigiri sushi

Nigiri sushi

Nigiri sushi còn được gọi là cơm nắm “phủ mền”

Nigiri sushi còn được gọi là cơm nắm “phủ mền” và là món Sushi quen thuộc mà bạn có thể dễ dàng nhận ra với hình thức một nắm cơm được trộn giấm và có một lát cá sống (hoặc một số nguyên liệu khác) ở trên. Loại cá thường được sử dụng là cá ngừ hoặc cá hồi, tuỳ theo khẩu vị của người dùng.

Maki sushi

Maki sushi

Maki sushi có hình thức gần giống món Kimbak Hàn quốc

Maki sushi còn được gọi tắt là Maki. Đây là loại Sushi có dạng hình trụ. Người ta sử dụng tấm mành tre để cuộn các nguyên liệu vào với nhau thành một hình trụ dài, sau đó sẽ dùng dao sắc để cắt thành những miếng ngắn hơn (thông thường là cắt thành 6 hoặc 8 miếng) vừa ăn. Loại Sushi này thường được gói trong tấm rong biển khô, trứng tráng mỏng, dưa chuột bào mỏng hoặc lá tía tô…

Gunkanmaki

Gunkanmaki

Gunkanmaki là món Sushi giống một chiến hạm chuẩn bị ra trận

Đây có thể xem là phiên bản hấp dẫn của Makizushi. Khoảng 70 năm trước. Bạn có thể dễ dàng nhận ra Gunkanmaki với món cơm nắm được bọc bởi 1 miếng rong biển, phủ trên mặt cơm là các loại nguyên liệu cao cấp hơn như trứng cá, trứng tôm, cầu gai hay vụn bạch truộc chiên giòn… Trong tiếng Nhật, “Gunkan” còn có nghĩa là chiến hạm, món Sushi này có hình thức giống một chiến hạm chuẩn bị ra trận nên được gọi là Gunkanmaki để dễ hình dung và nhận biết món ăn.

Mỗi địa phương ở Nhật Bản lại có những nét riêng trong chế biến Sushi. Tuy nhiên, trong cách thưởng thức, Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra và ăn kèm với nước tương, mù tạt hoặc gừng ngâm chua. Nên cho cả miếng vào miệng để cảm nhận trọn vẹn hương vị mới lạ của cơm trộn giấm, vị ngầy ngậy và mát của cá sống cùng vị cay nồng của mù tạt xông lên mũi.

Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực đất nước Nhật, chắc chắn không thể bỏ qua Sushi, món ăn truyền thống với những nét đặc trưng độc đáo đã làm phong phú và nổi bật văn hóa ẩm thực nơi đây.

Tại Hội Đầu Bếp Á Âu có chương trình dạy làm món nhật dành riêng cho những ai yêu thích nền ẩm thực Nhật Bản và mong muốn trở thành Đầu bếp Bếp Nhật chuyên nghiệp. Nếu đang có nhu cầu theo học, đừng ngại đăng ký hoặc liên hệ về tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6148 hoặc 1800 2027 nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.1 (20 bình chọn)

Tác giả: Chef Dung

Được tiếp xúc với Nghề Bếp từ rất sớm, Dũng Chef đã thành công từ vị trí Phụ Bếp. Sau nhiều nỗ lực, quyết tâm theo đuổi nghề, Dũng Chef trở thành một Đầu Bếp tài năng trong lĩnh vực Bếp và đặc biệt là Bếp Hoa.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn