Nghề Bếp Và Những Hướng Đi Lý Tưởng

Bởi Dung Chef
google-news

Không giới hạn với công việc ở trong phòng bếp, một đầu bếp chuyên nghiệp vẫn có thể rẽ hướng hoặc đảm nhận thêm những công việc khác như chuyên gia dinh dưỡng, giáo viên dạy nấu ăn, food stylist hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Học nghề và trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, làm việc trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ là tương lai của một đầu bếp trẻ. Thế nhưng, ngoài việc trở thành một đầu bếp, bạn có thể rẽ hướng sang những công việc sau đây nếu yêu thích và chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Chuyên gia dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng là người nghiên cứu về lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm, đồng thời tư vấn cho mọi người chế độ ăn uống lành mạnh nhằm hướng đến một mục tiêu sức khỏe cụ thể. Ví dụ: bảo vệ sức khỏe, tăng cân, giảm cân, vóc dáng săn chắc, chế độ ăn cho người bị bệnh tiểu đường…

chuyên gia dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc tư vấn dinh dưỡng cho mọi người

Với sự am hiểu về các loại thực phẩm, cách kết hợp nguyên liệu và chế biến món ăn của người đầu bếp, nếu chịu khó nghiên cứu, học hỏi thêm, bạn có thể trở thành một chuyên gia dinh dưỡng, làm việc tại các viện dinh dưỡng, công ty thực phẩm, tổ chức về sức khỏe, bệnh viện, trường học… Đầu bếp Long Châu là một ví dụ điển hình, anh là đầu bếp dinh dưỡng đầu tiên tại Việt Nam tâm huyết phát triển các món ăn và thực đơn dinh dưỡng cho mục đích giản cân và sống khỏe.

Giáo viên dạy nấu ăn

Hiện nay, bên cạnh việc đảm nhận những vị trí quan trọng trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn… các đầu bếp lành nghề còn có công việc tay trái là dạy nấu ăn. Hầu hết các bếp trưởng, bếp phó, đầu bếp nổi tiếng đều vừa quản lý công việc vừa tham gia giảng dạy tại các trung tâm, đơn vị đào tạo nghề bếp hoặc mở các lớp học nghề bếp tại nhà. Công việc này không chỉ đem đến những trải nghiệm thú vị mà còn đem lại mức thu nhập tương đối cao, giúp các đầu bếp có đời sống kinh tế ổn đinh để phát triển và theo đuổi nghề.

giáo viên dạy nấu ăn

Hầu hết các đầu bếp có tay nghề cao đều tham gia giảng dạy nấu ăn

Tại Việt Nam, các đầu bếp, đồng thời là những giáo viên dạy nấu ăn nổi tiếng phải kể đến là: Cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, cô Nguyễn Thị Diệu Thảo, thầy Đoàn Minh Tâm…

Food stylist

Nghề food stylist xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ 20 nhưng mới phát triển tại Việt Nam vài năm gần đây và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Food stylist có thể hiểu đơn giản là người trang trí, thiết kế và trình bày món ăn đẹp mắt theo yêu cầu của khách hàng. Những hình ảnh về món ăn đẹp lung linh chúng ta thường gặp trên mạng, tạp chí, sách báo hay trong menu nhà hàng đều là sản phẩm của các food stylist. Những bạn trẻ mở đường cho nghề food stylist tại Việt Nam khá nổi tiếng như: Bùi Lý Tiến Nguyên, Nguyễn Đăng Phương, Nguyễn Minh Ngọc…

food stylist

Food stylist là một nghề mới có thể“hái ra tiền”

Để trở thành một food stylist chuyên nghiệp, bạn cần có một trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo nghệ thuật, kỹ năng chụp hình… và quan trọng nhất là sự am hiểu sâu sắc về ẩm thực, về các loại thực phẩm, cách bảo quản, chế biến món ăn… Vì vậy, một đầu bếp hoàn toàn có khả năng trở thành một food stylist chuyên nghiệp nếu yêu thích công việc này và trau dồi thêm một số kỹ năng.

Kinh doanh quán ăn, nhà hàng

Hầu hết các đầu bếp sau một thời gian đi làm tích lũy vốn và kinh nghiệm đều mở quán ăn, quán nhậu hoặc nhà hàng kinh doanh. Họ có thể quản lý từ xa hoặc trực tiếp quản lý và làm đầu bếp cho chính quán ăn của mình. Tay nghề của một đầu bếp chuyên nghiệp giúp bạn có thể chế biến những món ăn ngon, đặc sắc thu hút khách; đồng thời những kỹ năng về quản lý bếp, quản lý nhân viên… khi đi làm cũng hỗ trợ rất nhiều cho công việc kinh doanh của bạn.

Nghề đầu bếp với những cơ hội việc làm lý tưởng là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, còn bạn thì sao? Hãy bắt đầu ngay hôm nay cùng chúng tôi để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp bạn nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.6 (16 bình chọn)

Tác giả: Chef Dung

Được tiếp xúc với Nghề Bếp từ rất sớm, Dũng Chef đã thành công từ vị trí Phụ Bếp. Sau nhiều nỗ lực, quyết tâm theo đuổi nghề, Dũng Chef trở thành một Đầu Bếp tài năng trong lĩnh vực Bếp và đặc biệt là Bếp Hoa.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn